Đối với những doanh nghiệp vừa chuyển từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ gặp một vài khó khăn các quy trình, nguyên tắc và quy định. Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không? Quy định khi lập mới hóa đơn là gì? Thời điểm lập hóa đơn như thế nào là đúng?… Chắc hẳn nhiều kế toán sẽ lúng túng khi gặp phải những câu hỏi này trong quá trình áp dụng hóa đơn điện tử. Bài viết này sẽ đề cập đến nội dung cách xác định thời điểm lập hóa đơn điện tử sao cho đúng với quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/11/2020. Việc xác định thời điểm lập hóa đơn điện tử là một trong những nội dung mà doanh nghiệp, cá nhân cần nắm rõ để triển khai áp dụng loại hình hóa đơn này.
1. Ngày lập và ngày ký trên hóa đơn điện tử không trùng nhau vẫn hợp lệ, thời gian áp dụng từ nay đến hết ngày 31/10/2020
Tổng cục thuế đã hướng dẫn cụ thể về thời điểm lập hóa đơn điện tử (Dựa theo khoản e, Điểm 1, Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC; khoản a, Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC) như sau:
Tại buổi hội thảo về chính sách thuế và quy định hóa đơn điện tử ngày 5/11/2019, chuyên gia về hóa đơn của Tổng cục Thuế làm rõ: Trong thời gian Thông tư 32/2011/TT-BTC vẫn còn hiệu lực thi hành (đến hết ngày 31/10/2020) thì căn cứ để kê khai nộp thuế là ngày lập trên hóa đơn điện tử. Do đó, hóa đơn điện tử có ngày lập và chữ ký số thì dù ngày lập và ngày ký số không trùng nhau vẫn là hóa đơn hợp lệ.
2. Kể từ ngày 1/11/2020, thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm ký số
Kế thừa quy định tại Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, đồng thời làm rõ về thời điểm lập hóa đơn điện tử trong một số trường cụ thể, Điều 4, Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn cách xác định thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với một số lĩnh vực kinh doanh như: Hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, Hoạt động xây dựng, lắp đặt, Kinh doanh bất động sản,…
Bên cạnh đó, khoản 1e Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC có quy định: “Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”
Tuy nhiên, cũng theo Thông tư 68/2019/TT-BTC thì các quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan sẽ có hiệu lực đến 31/12/2020 bao gôm cả quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử.
Những quy định về đóng dấu trên hóa đơn
Doanh nghiệp có thể lập hóa đơn kèm bảng kê được không?
Do đó, quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm ký số sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/11/2020. Điều này đồng nghĩa với việc hóa đơn điện tử sẽ bắt buộc phải có ngày lập trùng với ngày ký số trùng nhau mới được coi là hợp lệ.
Đây sẽ là quy định mang tính ảnh hưởng rất lớn tới quy trình phát hành hóa đơn tại doanh nghiệp đồng thời góp phần tạo nên tính minh bạch cho hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp cần căn cứ vào tính hiệu lực của các văn bản pháp luật để thực hiện đúng, tránh những sai phạm không đáng có trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử.
Hy vọng với những chia sẻ nêu trên, kế toán và doanh nghiệp có cái nhìn khái quát nhất về thời điểm lập hóa đơn điện tử, từ đó có căn cứ thực hiện cho chính xác, đem lại hiệu quả tốt trong công việc.